

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
Ngày Rằm tháng 2 năm Ất Mùi ( 03-4-2015) CQPTGL đã ti63 chức lễ Kỷ niệm Khánh đản Đức Thái Thượng ĐạoTổ đồng hời Kỷ niệm 50 năm thành lập Cơ Quan (1965-2015).
Đại diện Các Hội thánh, các Thánh thất, Thánh tịnh, Tôn giáo bạn, Chính quyền địa phương, các đoàn thể đã đến dự đông đảo.
Nội dung cuộc lễ, Ban tổ chức đã báo cáo hoạt động hành đạo 50 năm của Cơ Quan và Thuyết đạo đề tài "Sống đời bình dị-Sống đạo tự nhiên".Ngoài ra Giáo sư Thương Văn Thanh (HT.Truyển Gáo), Linh mục Bảo Lộc (Ban Muc Vụ LiiênTôn) , Giáo sư Thượng Phong Thanh (Trưởng Ban Thư Kỳ Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh Cao Đài), Phó BanTôn Giáo TP.HCM đã phát biểu cảm tưởng rất nhiệt tình . . .
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà tại Quận 2 TP.HCM cử hành Lễ kỷ nệm ngày thành lập lần thứ 81 vào ngày 24 tháng 6 Giáo Ngọ ( 20- 7-2014) trùng dụng Lễ Vía Đức Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân. Đồng đạo các nơi về dự lễ rất đông đảo dưới sự chủ trì của Chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Cao Đài Tiên Thiên
Ngày 19 - 6 - Giáp Ngọ, 15/7/2014 Cơ Quan PTGL đã cử hành lễ Kỷ niệm ngày thành đạo của Đức Bồ Tát và Tổng kết hoạt động Phòng Khám Bệnh Phước Thiện. Các phái đoàn các Hội Thánh, Thánh thất Thánh tịnh và chính quyền đoàn thể đến dự rất đông đủ, trang nghiêm.
Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi tại Cần Thơ tổ chức trọng thể Lễ Kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô vào 12 và 13-3-Giáo Ngọ (11. 12. 4 . 2014)
Kính mời xem ảnh nơi Thư viện ảnh của NCGL
Ngày 17/3/2014 Tổ chức Liên Giao các Hội Thánh & các Tổ chức Cao Đài đã khai mạc Hội nghị Liên Giao lần VII tại HT. Minh Chơn Đạo (Cà Mau) dồng thời tổ chức Hội thảo chủ đề " Vai trò nữ phái trong Đai Đạo TKPĐ)
Hội nghị có sự hiện diện của 16 đơn vị gồm các HT và các Tổ chức Cao Đài độc lập. Cuộc Hội thảo diễn ra ngày 18/3/2014, các phái đoàn Nữ phái các HT và các Tổ chức tham gia rất đông đảo với nhiều bài tham luận sâu sắc. Nhiều đại biểu Hội Phụ Nữ các tỉnh tham dự ủng hộ rất nhiệt tình.
Hội Nghị và Hội thảo được đánh giá là thành công tốt đẹp.
Kỷ niệm 40 năm thành lập, Họ đạo Trung Nghĩa tổ chức lễ Khánh thành Thánh thất vào ngày 20 tháng 11 năm Quý Tỵ (2013) tại huyện Châu Đức (Suối Nghệ) tỉnh Bà Rịa . (xem album Thư viện hình)

-
Từ lâu đời, Xuân đã là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân ...
-
KINH ĐẠO NAM, một loại sách hiếm lạ Gọi hiếm lạ có lẽ cũng không quá đáng, vì trong kho tàng ...
-
Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...
-
NGÀI TRẦN THANH NHÀN (Thái Lão Sư TRẦN ĐẠO QUANG) (1870 - 1946) Ngài Trần Đạo Quang tên tục là Trần Thanh ...
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát dạy tại Vĩnh Nguyên Tự vào ngày 03-01-Giáp Dần (1974)
-
Nhịp Cầu Giáo Lý tiếp nhận "yêu cầu đăng báo" bài "Tuyên ngôn của Đức Cao Đài" của tác giả ...
-
Thái tử Charles gắn huân chương MBE cho ông Vũ Khánh Thành vào ngày 26-5 tại điện Buckingham Hôm 26-5, ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ; Từ rừng già dựng ...
-
Nhìn lại lịch sử nhân loại song song với lịch sử các tôn giáo, ta thấy chỉ trong thời Tam ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
Nous avons tous une tête, un nez, une bouche, un nombril, deux yeux, deux bras, deux jambes, cinq doigts à ...
SỨ MANG VI NHÂN - THIỆN CHÍ Thuyết minh GL tại Thánh thất Kim Thành Long (long An)
"Mùa Xuân: Mùa Khời Sắc" tác giả Thiện Chí
Như Quỳnh đọc
Nhạc và lời: Võ Thành Văn (1985)
Tuổi xuân ơi, nhiệt huyết đang dâng trào,
vì ngày mai, hãy đứng bên nhau,
...
Thánh giáo Đức Đông Phương Lão Tổ
Cơ Quan PTGL, 01-th.Giêng Quý Hợi.
Diệu Nguyên đọc, Diệu Huyền ngâm thánh thi.

Vũ trụ luận Đại Đạo đề cập đến vũ trụ như một tổng thể bao gồm cc đối tượng khả nghiệm v siu nghiệm đối với khả năng nhận thức của con người (vũ trụ, như một tổng thể, thường được gọi l Cn Khơn thế giới, Thin Địa Cn Khơn, vũ trụ Cn Khơn,…) Vũ trụ luận Đại Đạo đưa ra cc quan niệm về nguồn gốc, sự vận động v biến hĩa, sự tiến hĩa của vũ trụ trong chiều hướng rt ra cc nguyn lý, cc quy luật chung của sự tồn tại v tiến hĩa của vũ trụ, nhất l cc nguyn lý v cc quy luật dẫn đạo cho sự tiến hĩa của con người đến tầm kích vũ trụ, tức l đưa con người từ vị thế hữu hạn trong khơng gian, thời gian vượt ln tới vị thế con người muơn thuở muơn phương.

TÂN PHÁP CAO ĐÀI 1 Tổng quan 2 Ý nghĩa Tân Pháp Cao Đài 2.1 Chính Đức Thượng Đế mở TânPháp Cao Đài 2.2 Chọn dân tộc Việt Nam để ban Tân Pháp Cao Đài 2.3 Tân Pháp Cao Đài giải tỏa lớp vô minh, mở con đường tiến hóa 2.4 Tân Pháp Cao Đài dụng thế thiên nhơn hợp nhất 2.5 Tân Pháp Cao Đài con đường quy Tam giáo hợp Ngũ chi 3 Phápmôn Tân Pháp Cao Đài 3.1 Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Đại ân xá 3.2 Tân Pháp Cao Đài là pháp môn Tam Công 4 Kết luận

Ý NGHĨA NHỨT KỲ - NHỊ KỲ - TAM KỲ PHỔ ĐỘ Đây là một đề tài về tôn giáo vừa rộng vừa sâu; rộng suốt cả tiến trình lịch sử loài người và sâu, từ cuộc sống con người đến phần tâm linh, phần linh hồn của chúng ta. Nói cách khác, Tam Kỳ Phổ Độ là luận về đại cuộc độ dẫn của Ơn Trên giúp con người tiến hóa phần tâm linh, bên cạnh sự tiến bộ của văn minh vật chất, theo giáo lý đạo Cao Đài.

Đó cảm ứng từ bi trung thứ, Đây công bình nắm giữ nguyên nhân, Mở toang các cửa nơi trần, Khai Minh Đại Đạo độ lần chúng sinh. 31. Nay Trung Ương sắc huỳnh mồ kỷ, Rún năm châu bốn bể là đây, Cũng nơi vạn pháp phô bày, Tam tông qui lập Cao Đài chơn tông. ( Đức NGô Minh Chiêu - Ngoc Mkinh Đài-,Tuất thời, 01 - 3 Bính Ngũ (22-3-1966)

Like every year, this New year is the year of 2025 , the year of the snake, of course, people visiting the Saigon flower street, they pay a lot of attention and take many pictures of the snake symbol. It is the symbol of the year of the Snake, however, next to the snake symbol, there is a symbol of a robot, moving and many people also gather around, enjoy and take pictures. Is this an image marking the period when people will live with robots?

“Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có giải thích được vai trò phụng sự đời và thể hiện được sự phụng sự ấy, tôn giáo mới tồn tại. Nếu không, tôn giáo chỉ còn là những nghi thức phiền phức mà luật đào thải sẽ loại khỏi nếp sống nhân sinh. Để giải quyết vấn đề sanh tử nầy, chúng ta phải quán định xem Đạo là đâu, Đời là đâu, tác động của Đạo vào Đời như thế nào, nhằm chủ đích gì, và tôn giáo ta đang nghiên cứu chủ trương hành đạo ra sao để đạt được chủ đích ấy.

Y học cổ Phương Đông đã phân định các cơ quan bộ phận trong cơ thể con người thành các tạng, các phủ, các khiếu và các bộ phận có liên quan. Mỗi tạng không phải chỉ đơn thuần là một cơ quan về giải phẫu học, mà còn bao gồm chức năng hoạt động sinh lý của tạng đó, và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác.

I. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the International Integration of Culture and Communication. II. Trends in Practicing Cao Dai Religion in the Context of Global Environmental Challenges. The teachings of Cao Dai utilize the principle of "Heaven, Earth, and all beings as one entity," emphasizing that all creatures (including humans) share a common essence, where life and evolution are regulated by the natural laws of the universe, maintaining a balanced living environment for all individuals to exist and develop according to the continuous evolutionary cycle. III. Guiding Principles for the Practice of Cao Dai Religion in Building and Protecting World Peace

I. Định hướng hành đạo của đạo Cao Đài trong lãnh vực tôn giáo/đức tin 1. Về mặt tôn giáo, thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa để hóa giải mọi kỳ thị, tranh chấp hay bất hợp tác trong công cuộc xây dựng xã hội đạo đức và tình thương nhân loại. Những động thái toàn cầu hóa tôn giáo trên thế giới đang được các tôn giáo và các cộng đồng ngoài tôn giáo hoan nghinh, đơn cử như:

Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè -Mỹ Tho ( Tiền Giang) Danh xưng :“ Về danh xưng, Đức Chí Tôn lấy bốn chữ “ Tiên Thiên Đại Đạo”, hiệp với bốn chữ “ Tam Kỳ Phổ Độ, thành “Tiên Thiên Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” (Theo sách “Ba Vị Giáo Tông Cao Đài Tiên Thiên, nhà xuất bản Tôn giáo, 2019,tr.69) Về ý nghĩa :“ Các con nhớ lầy “ Tiên Thiên Đại Đạo” là cái đạo lớn của Đức Kim Mẫu sáng lập Kỳ Ba tại Nam Bang, mà lập thành chánh danh “ Tiên Thhiên Đại Đạo Tam Kỳ Pgổ Độ” : . . . Thầy tá danh Cao Đài Tiên Ông, làm bá chủ nền đạo, độ các con phần đạo lẫn phần đời, các con hiểu à ! (Đại hội Thiên Hoàng, Đức Ngoc Hoàng Thượng Đế giáng đàn, mùng, 8 rạng mùng 9 tháng Giêng năm Giaáp Tý – 1924, tại Lư Bồng Đạo Đức, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cai1 Bè - Mỹ Tho ( TG)) [ sđd. Ba Vị Giáo Tông Cao Đài Tiên Thiên, nhà xuất bản Tôn giáo, tr 68-69]* * *

_ Nhân viên Cơ Quan: không chỉ là những tín hữu thường> những người của bộ máy hành sự đắc lực · Có ý thức về CQ sau cùng và gắn bó với sứ mạng Cơ Quan · Nhân viên nồng cốt của các vụ

CAO thượng bổn nguyên Đạo chí thành , ĐÀI tiền chực rước đám lương sanh. GIÁO minh chơn lý truyền tâm pháp , CHỦ ý vào lòng ráng luyện phanh . THẦY mừng các con. THẦY miễn lễ các con.a (ĐTCG, 25 tháng 9 Bính Tý, 1936, CHỈ Ý THUYẾT MINH )
Cách đây hơn 80 năm, Đức Thượng Đế Cao Đài thâu nhận người đệ tử đầu tiên là Ngài Ngô Minh Chiêu vào năm 1921.Tam vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang làm lễ Vọng thiên cầu đạo đêm mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu (16-12-1925), Đức Thượng Đế hạ ngọn linh cơ tại Việt Nam, tức là đã đặt viên gạch đầu tiên cho Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại thế gian này. Từ đó, tòa Cao Đài được thiết lập đồng thời được ban trao sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Sứ mạng phổ độ nhân sanh kỳ thứ ba này được mệnh danh là sứ mạng Đại Đạo do bởi đặc ân của Thượng Đế dành cho cơ cứu thế Hạ nguơn tức là cơ cứu độ sau cùng trước khi kết thúc một đại chu kỳ vũ trụ.
Cao Đài nhứt bổn
Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, rồi cùng nhau bảo vệ sự sống đó. Lẽ sống là mục tiêu đơn giản và cấp thiết nhất của con người sơ khai mà tất cả đều cùng hướng đến như một phản xạ tự nhiên.
Do đó, con người sống thành quần thể để cùng chống chỏi với thiên nhiên. Trên đà phát triển, quần thể ngày một đông, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ngày càng sâu sát và mở rộng. Con người bắt đầu phải đấu tranh trong cuộc sống xã hội hẳn còn đơn sơ, dục vọng và đau khổ bắt đầu nẩy mầm. Sự cố gắng khắc phục sức mạnh thiên nhiên vừa làm cho con người tiến bộ, vừa khiến con người cảm thấy nhỏ bé và yếu đuối giữa trời đất. Trong tiềm thức, con người cảm nhận có những quyền năng vô hình tạo ra sức mạnh thiên nhiên. Từ đó, \\\"xuất hiện\\\" đối tượng thứ ba con người phải hướng tới, đó là thần linh.

Quẻ Địa Thiên Thái gồm nội quái là Kiền và ngọai quái là Khôn, 2 quẻ đầu trong 64 quẻ Kinh Dịch. Thái có nghĩa to lớn, thông suốt, tốt đẹp, yên ổn
-Tượng quẻ cho thấy, hạ quái là Kiền, tức Dương khí của Trời hạ xuống; thượng quái là Khôn, là Đất, tức Âm khí bay lên, thể hiện sự gặp gỡ giao hòa giữa Trời Đất, hiểu rộng ra là hai khí Âm Dương giao tiếp nhau, tượng trưng sự hanh thông trong định luật thiên nhiên.
Vào dịp khai mạc Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ 1965, Đức Chí Tôn có dạy:
“Trước hiện tình đặc biệt ngày nay, nhiệm vụ các con rất cần hơn lúc nào hết. Con không còn tìm ăn những bánh vẽ và trao bánh vẽ cho kẻ khác cùng ăn; mà con phải ăn một thức ăn tinh thần và mọi người đều thọ hưởng thức ăn tinh thần ấy, để có đủ năng lực sáng suốt, ngõ hầu đối phó với mọi hoàn cảnh hiện tại và xây đắp lại nền tảng giáo lý vững chắc ở tương lai.”
Điểm tô Đạo Trời về mặt hình tướng là làm sáng danh Thầy, danh Đạo về mặt hình thức bằng cách xây dựng tôn nghiêm Thánh Thể của Thầy.
Thánh tịnh hay tịnh thất đều là một nơi để thể hiện tình thương của Thượng Đế đối với vạn linh sanh chúng nơi cõi trần. Cũng là nơi gặp gỡ của các bậc Thánh Lệnh đã có sứ mạng đến trần gian độ đời hành đạo, và cũng là nơi để tất cả đều tìm đến chơn lý trong sự sáng suốt thiêng liêng của mỗi nhơn sanh.

Nghiên cứu lịch sử hay nguồn gốc các tôn giáo, người ta thường phân lọai các tôn giáo về mặt đức tin nơi Thần Thánh thành ba lọai:
_ Tôn giáo đa thần (polytheism)
_ Tôn giáo độc thần (monotheism)
_ Tôn giáo phiếm thần (pantheism)
Bài thuyết minh giáo lý của Giáo Sĩ Huệ Ý, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.
Tháng 3-2007 (Đinh Hợi)

Đạo Cao Đài là tôn giáo độc thần, đa thần, hay vừa độc thần vừa đa thần ?
Khi nghiên cứu một tôn giáo, người ta thường xếp nó vào một hệ thống phân lọai nào đó. Ví dụ tôn giáo dân tộc, tôn giáo truyền thống, tôn giáo tổng hợp, tôn giáo cải cách, tôn giáo độc thần, đa thần hay phiếm thần...

"Chữ tâm là chốn Cao Đài,
Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng"
Quách Hiệp Long
Đó là lời dạy của đức Vạn Hạnh Thiền Sư ngày 11–5–1970 Canh Tuất tại Trúc Lâm Thiền Điện.
"Chữ Tâm là chốn Cao Đài" có nghĩa là Thượng Đế ngự ở Nội Tâm mỗi chúng sinh.
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) (Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý)
THIỆN TÀI ĐỒNG TỬ, Tiểu Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị đàn tiền.Vâng lịnh ĐỨC QUAN ÂM NHƯ LAI Tiểu Thánh đến báo đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh chào chung, xin xuất ngoại ứng hầu, thăng.\.
Tiếp điển :
TAM thiên lục bá đạo bàng môn,
TRẤN TĨNH nhân gian thức mộng hồn;
OAI đức nếu người không chín chắn,
NGHIÊM trừng thiên luật khó bôn chôn.
QUAN thân tế chúng hà nhân sự.
ÂM điệu độ đời bậc Thế Tôn;
NHƯ thị ngã văn tùy chánh đạo,
LAI triều chiếu triệu nhập Thiên môn.
TAM TRẤN OAI NGHIÊM QUAN ÂM NHƯ LAI, Bần Đạo chào chư hiền đệ hiền muội.
Đầu năm Kỷ Dậu Bần Đạo đến trần gian để giúp chư hiền đệ muội một vài lý đạo để nhận thức vị trí của mình trong trời đất, ngõ hầu tăng tiến trên bước đường tu học chân chính để khỏi sa vào nẻo mê tín mà bị bàng môn tả đạo lôi kéo vào hố sâu vực thẳm không ngày trở lại cùng CHÍ TÔN TỪ PHỤ. Bần Đạo miễn lễ, đồng an tọa.
THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)

Trong nhiều Kinh sách Nho Giáo, từ Hoàng Cực đã được trân trọng nhắc đến. Hoàng Cực được xem như Vương đạo, chuẩn mực trị nước của những minh quân Trung Quốc thời xưa.
CHỮ TÂM
Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965)
Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị lưỡng ban. Chư liệt vị thành tâm tiếp điển Đức QUAN-ÂM BỒ-TÁT. Tiểu-Thánh xuất ngoại ứng hầu, thăng...
(Tiếp điển:)
Bần-Đạo chào chư hiền sĩ, chư hiền muội đẳng đẳng.
Thi
QUAN trường như áo mặc rồi thay,
ÂM chất người ôi! kíp tạo gầy,
BỒ liễu, nam nhân tua gắng chí,
TÁT nhơn tát phúc chốn trần ai.

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ
II. ĐƯỜNG LỐI và CHỨC NĂNG HÀNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN
III. MỤC ĐÍCH CƠ QUAN (trích Chương III –điểu 3 / Bản Qui Điều Cơ Quan)
IV. HỌAT ĐỘNG CƠ QUAN (trích Chương IV-điều 4 / Bản Qui Điều Cơ Quan)
V. TỔNG QUÁT VỀ SỨ MẠNG CQPTGLĐĐ
VI. KẾT LUẬN

Sau trận chiến ác liệt, một người lính lạc khỏi đồng đội trong lúc rút lui. Lẻ loi giữa rừng núi, anh không khỏi sợ hãi khi lắng tai nghe ngóng và đoán biết đối phương đang chia làm nhiều toán nhỏ tủa đi nhiều hướng, lùng sục khắp nơi. Nhanh như cắt, anh lủi ngay vào một cái hang vừa nhác thấy.
Hang nhỏ hẹp, không rắn rết hay thú dữ, nhưng chẳng được sâu lắm. Miệng hang lại quá trống trải, chỗ ẩn nấp của anh vì thế rất dễ bị đối phương phát hiện. Tuy nhiên anh không còn cơ hội chọn lựa nào khác. Từ xa có một tốp ba người lăm lăm tay súng, thận trọng từng bước dò dẫm tiến về phía anh.

NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO
Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát.”
Trong tôn chỉ Đại Đạo, Tam giáo có Nho giáo là đạo trị thế, ứng với thế đạo đại đồng trong mục đích Đại Đạo.
Như thế, Nho tông có vai trò rất quan trọng trong sứ mạng Đai ĐạoTam Kỳ Phổ Độ. Điều đó còn được ghi nhận qua sự tôn xưng Đức Khổng Thánh Tiên Sư là “Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn” và đường lối “Nho tông chuyển thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ (TKPĐ).
Vậy, để nhận định đúng mức công năng “chuyển thế” của Nho tông, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu tông chỉ của đạo Nho qua các kinh điển của thánh nhân.
Nhằm qui chiếu tông chỉ ấy vào sứ mạng Đại Đạo, ta sẽ khảo sát theo ba góc độ:
_Tu thân
_Thế đạo
_Thiên đạo

Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục chế, tìm hiểu tài liệu và phân tích những dữ liệu về văn hoá và môi trường. . .

Trong dân gian không biết tự bao giờ đã hình thành câu ca dao : “Tháng tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ” để nhắc nhở nhau ngày lễ tưởng niệm Cha là Đức Thánh Trần Hưng Đạo ngày 20.8 âm lịch, và kỷ niệm Mẹ là Đức Liễu Hạnh Thánh Mẫu vào ngày 3.3.Âm lịch.
Hàng năm, lễ Vía Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tổ chức trang trọng tại tất cả những nơi nào có đền thờ Ngài, trải dài trên khắp đất nước Việt từ Bắc chí Nam nhưng đặc biệt nhất, tại Phủ Giầy, tên gọi vùng đất tương truyền là quê hương Ngài, lễ hội được tổ chức trọng thể kéo dài từ mồng 1 tháng 3 cho đến hết mồng 10 tháng 3 gọi là Hội Phủ Giầy hay Hội Thánh Mẫu Vân Hương. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng của cả nước. Hội mở linh đình nhộn nhịp thu hút một số lượng dân chúng đông đảo, nhất là dân ở mấy tỉnh Nam Định, Ninh Bình , Hà Nam, Thanh Hóa và Hà Nội. Phủ Giầy, là địa danh của vùng đất trong đó có quần thể kiến trúc gồm các đền, phủ và lăng mẫu thờ Mẫu Liễu thuộc xã Kim Thái, (trước là An Thái), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Hà, là nơi mà trong phạm vi một xã có mật độ di tích dày đặc. Ngoài Phủ Tiên Hương còn gọi là Phủ Chính (xưa kia, nơi này được qui định làm địa điểm tổ chức lễ hội), Phủ Vân Cát (còn gọi là đền Trình bởi trước khi sang lễ ở Phủ Chính, phải vào lễ trình diện ở Phủ Vân) thờ Mẫu Liễu Hạnh và Lăng Mộ của Ngài còn có một số đền chùa khác. Danh xưng Vân Hương Thánh Mẫu do ghép hai tên Vân Cát và Tiên Hương.